Home » , » NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI THẬN

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI THẬN

Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm.



* Chữa bệnh sỏi thận theo y học hiện đại

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI THẬN

1. nguyên nhân dẫn đến sỏi thận:

- Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày. 

Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi. 

Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ. 

Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận. 

- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận. 

- Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi. 

– Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn. 

2. Triệu chứng gây sỏi thận 

Nơi hòn sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận làm nên các cơn đau quặn thận (cơn đau bão thận). Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe… 

Những dấu hiệu của cơn đau quặn thận 

Đau: Tính chất đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, nôn và buồn nôn. Vị trí: Vùng hố sườn lưng 1 bên hay 2 bên cả vùng hạ sườn. Tức nói khi vỗ vào hố lưng, có thể sờ thấy thận nếu to, chạm thận-bập bềnh thận dương tính. Hướng lan: Từ hố thắt lưng lan xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt trong đùi. 

Tiểu tiện: Tiểu máu, sau cơn đau quặn thận, máu toàn bãi, thường tái phát khi bệnh nhân rung chuyển nhiều và mạnh, đỡ dần khi nghỉ ngơi. Ngoài máu có thể tiểu ra mủ (dấu hiệu cần nghĩ đến sỏi thận), tiểu buốt hay gắt (nếu viêm đài – bể thận). 

Sốt: Sốt cao, rét run nếu có viêm đài – bể thận. Để chắc chắn cần xét nghiệm nước tiểu: Tìm các tinh thể (calci oxalat hay phosphat, acid uric, citrat, magnesium…), đo pH, cấy nước tiểu. Siêu âm, chụp thận UIV, UPR hay không chuẩn bị. Xét nghiệm máu: Định lượng hormon tuyến cận giáp, công thức máu. 

3. Phòng ngừa bệnh sỏi thận 

Thận bài tiết nước tiểu. Trong nước tiểu có rất nhiều tinh thể, khi nước tiểu bị cô đặc quá mức sẽ tạo ra sỏi thận. Sỏi thận gây ra rất nhiều đau đớn khi chúng đi qua ống tiết niệu. 

Dưới đây là những gợi ý để giúp bạn làm giảm nguy cơ bị sỏi thận do các chuyên gia thuộc Ngân hàng Thông tin các bệnh đường tiết niệu và thận Quốc Gia của Hoa Kỳ cung cấp: 

– Nếu từng mổ sỏi thận, bạn nên giữ lại một vài viên để bác sĩ xét nghiệm xem xét cấu tạo và hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh. 

– Uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt là nước. Uống đủ nước (khoảng trên 2,5 lít mỗi ngày) sẽ giúp cho việc bài tiết nước tiểu, tránh để xảy ra tình trạng cô đặc. 

– Thực hiện chế độ ăn ít canxi. Bởi vì lượng canxi bổ sung có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. 

– Nếu nước tiểu có axit, bạn nên ăn ít thịt, cá và thịt các loại gia cầm và thuỷ cầm. Tất cả các loại thức ăn này đều làm tăng lượng axit trong nước tiểu. 

4. Điều trị sỏi thận: 

Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp lấy sỏi: Mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi. Chọn cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: kích thước và vị trí của sỏi. 

- Tán sỏi 

Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. 

Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi. 

- Lấy sỏi qua nội soi: 

Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị. 

Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽ trở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đến nhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiện ra sỏi. 

Nhiều người bệnh sỏi thận đã đau nhiều nhưng vì họ có mắc đồng thời các bệnh tim mạch nên rất e dè khi quyết định nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hay phẫu thuật. 

Đối với các trường hợp bị sỏi thận có bệnh tim mạch đi kèm như hở, hẹp van hai lá, 3 lá, suy tim… nếu ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể được, ngay cả khi phải phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên các trường hợp này cần có sự phối hợp giữa bác sĩ tim mạch, tiết niệu và ngoại khoa để có được cách đánh giá và biện pháp điều trị tốt nhất.

0 nhận xét:

Post a Comment

BÀI VIẾT XEM NHIỀU



 
Copyright © 2010 - Thuốc chữa bệnh sỏi thận hiệu quả nhanh nhất

Hướng dẫn điều trị và cung cấp các thông tin về thuốc chữa bệnh sỏi thận.
Mọi chi tiết trên website chỉ mang tính chất tham khảo để mọi người tìm hiểu thêm về bệnh sỏi thận.


Tìm Hiều Thêm về